Báo cáo rà soát, đánh giá các chính sách giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và đề xuất chính sách giảm nghèo giai đoạn 2010-2015

07/07/2015 00:00:00

đề xuất chính sách giảm nghèo giai đoạn 2010-2015

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá về hiệu lực, hiệu quả, những hạn chế, tồn tại của các chính sách giảm nghèo hiện hành qua đó đề xuất định hướng sửa đổi, bổ sung nâng cao hiệu quả của các chính sách giảm nghèo giai đoạn 2011-2020.

Những nội dung nghiên cứu chủ yếu

  • Xem xét tính phù hợp của từng nhóm chính sách gắn với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung; gắn với từng chương trình giảm nghèo và gắn với từng đối tượng cụ thể.
  • Đánh giá mức độ bao phủ, tính kịp thời, độ rò rỉ hoặc bỏ sót đối tượng.
  • Kết quả thực hiện chính sách, được đánh giá trên các khía cạnh: so với mục tiêu đề ra; sự gắn kết giữa các nhóm chính sách; tổ chức phối hợp thực hiện; những khó khăn, vướng mắc và mức độ hài lòng của đối tượng.

Kết quả nghiên cứu

Chính sách giảm nghèo Việt Nam đã đem lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên vẫn có một số chính sách, dự án có độ bao phủ thấp như dự án hỗ trợ dạy nghề cho lao động nghèo, hỗ trợ pháp lý cho người nghèo. Chính sách và dự án thì có nhiều, rất đa dạng nhưng thiếu sự liên kết trong một hệ thống hiệu quả. Có sự chồng chéo rất lớn ở một số chính sách dự án dẫn đến khó giám sát, khó để đánh giá hiệu quả, khó cho cấp cơ sở khi triển khai, dẫn đến thiếu minh bạch. Việc hỗ trợ giảm nghèo được thiết kế ở nhiều chương trình khác nhau nên thực hiện manh mún, tản mạn nguồn lực.

Khuyến nghị các giải pháp

  • Tập trung vùng nghèo nhất như các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Cần tạo sự chủ động nhiều hơn nữa cho các cấp địa phương trong thực hiện các dự án giảm nghèo
  • Huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của khu vực tư nhân vào cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giảm nghèo như xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, khuyến nông …

ThS Đặng Kim Chung, ThS Chử Thị Lân, CN Nguyễn Hải Ninh