Bình đẳng giới trong đào tạo nghề ở việt nam (Vấn đề giới trong học nghề ở Việt Nam – một số kết quả chính từ phân tích số liệu điều tra Lao động – Vi

13/07/2015 00:00:00

thực trạng bình đẳng giới trong việc tham gia học nghề giai đoạn 2010-2012; đánh giá hiệu quả học nghề trong cải thiện việc làm, đời sống và vị thế của nữ và nam trong gia đình và xã hội

Print Friendly

Mục tiêu

Xác định thực trạng bình đẳng giới trong việc tham gia học nghề giai đoạn 2010-2012; đánh giá hiệu quả học nghề trong cải thiện việc làm, đời sống và vị thế của nữ và nam trong gia đình và xã hội. Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong đào tạo nghề.

Những phát hiện chính

  • Số lượng dân số từ 15 tuổi trở lên đã học nghề có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2012, trong đó số người được học sơ cấp nghề và cao đẳng nghề có xu hướng tăng nhanh hơn.
  • Có sự khác biệt đáng kể về cơ cấu cầu lao động nam và nữ đã qua đào tạo nghề và chưa qua đào tạo. Trình độ đào tạo nghề [1] của LLLĐ nữ vẫn thấp hơn so với LLLĐ nam. Qua tất cả trình độ đào tạo nghề, nam đều tăng nhanh hơn so với nữ.
  • Tỷ lệ phụ nữ và nam giới tham gia học nghề rất khác nhau theo nhóm tuổi và ở nhóm tuổi nào, tỷ lệ của nam giới cũng cao hơn so với nữ giới. Có sự khác biệt theo vùng kinh tế, tỷ lệ này ở nam giới cũng cao hơn so với nữ giới.
  • Hiệu quả của học nghề trong cải thiện việc làm, thu nhập, đời sống và vị thế của nữ và nam. Học nghề giúp phụ nữ và nam giới cải thiện đáng kể vị thế trong việc làm, chuyển dịch việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

[1] Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật: Chỉ tính những người có bằng cấp.

Giải pháp, khuyến nghị

  • Đảng và Nhà nước cần ban hành các chính sách phổ cập nghề cho người lao động, tạo cơ hội cho nam và nữ bình đẳng trong thụ hưởng các dịch vụ đào tạo nghề.
  • Bộ Lao động-TBXH (Tổng cục dạy nghề) cần nỗ lực thực hiện lồng ghép vấn đề giới vào quá trình xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình, dự án về dạy nghề, đảm bảo phụ nữ và nam giới được bình đẳng thực chất trong tiếp cận và thụ hưởng các chính sách dạy nghề.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề phối hợp với các cơ sở cung cấp dịch vụ (hướng nghiệp, tư vấn, dạy nghề) và Hội LHPN Việt Nam cũng như các ban ngành/đoàn thể liên quan cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ phụ nữ tiếp cận thông tin học nghề, đặc biệt là nhóm nữ DTTS, nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo; nữ nông thôn mất đất, nữ chưa tốt nghiệp THCS,…

2014, TS Nguyễn Thị Lan Hương và nhóm nghiên cứu

Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ – UN Women