Bộ công cụ đánh giá nhanh việc làm bền vững trong các chương trình/chính sách phát triển của ngành/địa phương

13/07/2015 00:00:00

đánh giá nhanh về việc lồng ghép, mức độ quan tâm hoặc tính đến các yếu tố của việc làm bền vững và/hoặc đóng góp cho mục tiêu việc làm bền vững của các chính sách, chương trình thuộc ngành lao động – xã hội, trên cơ sở đó đưa ra các gợi ý để thúc đẩy tính nhất quán trong chính sách và chương trình, các biện pháp thực hiện tiếp theo hướng tới mục tiêu việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho tất cả mọi người

Print Friendly

Mục tiêu

Rà soát, đánh giá nhanh về việc lồng ghép, mức độ quan tâm hoặc tính đến các yếu tố của việc làm bền vững và/hoặc đóng góp cho mục tiêu việc làm bền vững của các chính sách, chương trình thuộc ngành lao động – xã hội, trên cơ sở đó đưa ra các gợi ý để thúc đẩy tính nhất quán trong chính sách và chương trình, các biện pháp thực hiện tiếp theo hướng tới mục tiêu việc làm đầy đủ, năng suất và bền vững cho tất cả mọi người.

Những phát hiện chính

Cấu phần A: Tạo việc làm và phát triển doanh nghiệp

Bao gồm 18 bảng kiểm (A1 – A18). Các câu hỏi trong phần này tập trung vào rà soát, đánh giá chính sách, chương trình liên quan đến việc làm như: Chính sách tăng trưởng kinh tế vĩ mô, chính sách đối với doanh nghiệp, chính sách đầu tư, chính sách thị trường lao động, chính sách tiền lương, di cư, năng suất lao động, việc làm trong nông nghiệp, việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức.

Cấu phần B: An sinh xã hội

Bao gồm 5 bảng kiểm (B1 – B5). Các câu hỏi trong phần này tập trung vào rà soát, đánh giá chính sách, chương trình liên quan đến an sinh xã hội như: chính sách bảo hiểm xã hội, y tế, chương trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, chính sách tiền lương tối thiểu, trả công bình đẳng cho nam và nữ, an toàn vệ sinh lao động.

Cấu phần C: Thực hiện các quyền, nguyên tắc cơ bản tại nơi làm việc

Bao gồm 6 bảng kiểm (C1 – C6). Các câu hỏi trong phần này tập trung vào rà soát, đánh giá chính sách, chương trình liên quan đến quyền và nguyên tắc tại nơi làm việc như: các tiêu chuẩn lao động quốc tế, tiêu chuẩn lao động của quốc gia, chống phân biệt đối xử, bình đẳng giới, xóa bỏ lao động trẻ em; đối thoại xã hội, tham gia các hiệp hội.

Cấu phần D: Quản trị công và đối thoại xã hội

Bao gồm 2 bảng kiểm (D1& D2). Các câu hỏi trong phần này tập trung vào rà soát, đánh giá chính sách, chương trình liên quan đến quản trị công như: luật pháp và các thể chế lao động; thúc đẩy các cơ chế đối thoại 3 bên.

Giải pháp, khuyến nghị

Đối tượng sử dụng

  • Các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý các cấp, người ra quyết định ban hành các chính sách hoặc kế hoạch phát triển tổng thể ngành, địa phương, hoặc chương trình khung, chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung;
  • Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức kinh tế – xã hội, chính trị có thể sử dụng công cụ này trong quá trình tham gia vào đánh giá các nghị quyết, chính sách của ngành, địa phương;
  • Các nhà nghiên cứu, chuyên gia có thể xem xét, vận dụng bộ công cụ này trong quá trình phân tích, nghiên cứu, phản biện xã hội;
  • Tổ chức đại diện của người lao động và người sử dụng lao động, các tổ chức có liên quan khác có thể sử dụng để xem xét các chương trình, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành trong bối cảnh chung của quốc gia nhằm đưa ra những góp ý, giải pháp để thúc đẩy tính liên kết và nhất quán trong các chính sách, hướng tới việc làm bền vững cho tất cả mọi người; xem xét các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và việc làm bền vững.
  • Các tổ chức có liên quan khác có thể sử dụng để tăng cường nhận thức về việc làm và việc làm bền vững.

Phạm vi áp dụng

  • Các chính sách, chương trình, chiến lược trong khuôn khổ phát triển của ngành Lao động – Xã hội cấp trung ương (Bộ) và địa phương (tỉnh).
  • Ở cấp độ thấp hơn, từng cơ quan, tổ chức tự xem xét, rà soát những chính sách, chương trình và hoạt động của mình và những đóng góp của các chính sách, chương trình và hoạt động đó cho việc thực hiện các mục tiêu việc làm và việc làm bền vững đã được thể hiện trong các khuôn khổ chung.
  • Bộ công cụ còn có thể được sử dụng trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách cho đến việc đánh giá tình hình thực hiện chính sách và dự báo tác động của của chính sách đến việc làm, việc làm bền vững.

TS Nguyễn Thị Lan Hương

Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ – UN Women