Cơ sở lý luận và mô hình chuyển đổi sinh kế của người dân thích ứng với biến đổi khí hậu

13/07/2015 00:00:00

Cơ sở lý luận và mô hình chuyển đổi sinh kế của người dân thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2004-2014 và dự báo giai đoạn 2015-2020

 

Mục tiêu

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sinh kế và biến đổi khí hậu
  • Rà soát, phân tích thực trạng của các hoạt động, mô hình chuyển đổi sinh kế của người dân thích ứng với BĐKH giai đoạn 2003-2013.
  • Khuyến nghị các mô hình sinh kế ứng phó với BĐKH

Những phát hiên chính

  • Việt Nam là quốc gia được dự báo chịu tác động nghiêm trọng bởi BĐKH, các cộng dân cư chịu tác động nhiều nhất là nhóm người nghèo khu vực nông thôn, người dân tộc thiểu số nhất phân bố ở miền núi phía bắc, trung bộ và đồng bằng sông cửu long, đây là những khu vực thường gánh chịu thiên tai hàng năm nặng nề. Tuy nhiên, các nghiên cứu ứng dụng, chương trình hỗ trợ người dân về kỹ năng, kiến thức chủ động ứng phó với tác động với BĐKH còn nhiều hạn chế,
  • BĐKH tác động đến sinh kế của người nghèo, người DTTS chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, những sinh kế có liên hệ chặt chẽ và tương tác với những nguồn lực tự nhiên. Tác động rõ rệt của BĐKH tới các hoạt động sinh kế của người dân, người DTTS trên góc độ thu nhập và việc làm
  • Các hoạt động can thiệp hiện nay chủ yếu tập trung về phát triển kinh tế xã hội, các chính sách, chương trình hiện nay vẫn tập trung nhiều vào mục tiêu trong ngắn hạn hơn là thích ứng với BĐKH, các chương trình hỗ trợ người dân khu vực chịu ảnh hưởng chưa thực sự được lồng ghép trong bối cảnh BĐKH, thiếu sự quan tâm với các nhóm bị tổn thương mới do tác động của thảm họa thiên nhiên, người nghèo, DTTS chưa được tiếp cận một cách công bằng và quản lý sử dụng bền vững các nguồn lực sinh kế.

Giải pháp, khuyến nghị

  • Thể chế hóa và tăng cường sự hợp tác toàn diện, thúc đẩy lồng ghép các hoạt động hỗ trợ cải thiện sinh kế cho người dân khu vực nông thôn, người nghèo, người DTTS với các bên liên quan, trong việc thực hiện các dự án phát triển. Đặc biệt là các dự án hỗ trợ phát triển sinh kế, xây dựng năng lực và kỹ năng chủ động ứng phó với thảm họa thiên nhiên.
  • Xây dựng cơ chế hợp tác, chia sẻ thông tin, bài học kinh nghiệm tốt và sự phối hợp giữa khu vực chính phủ và tư nhân, tổ chức phát triển trong các chương trình, dự án hỗ trợ người dân ứng phó vợ BĐKH, phát huy những bài học kinh nghiệm, kiến thức bản địa để đạt được sự hiệu quả và tính bền vững trong dài hạn.
  • Tiếp tục rà soát, tích hợp các chính sách, sửa đổi các tiêu chí xác định đối tượng, lựa chọn mô hình ứng dụng thực tiễn nhằm đáp ứng sự đa dạng của các thảm họa thiên tai và bảo đảm tính đến sự toàn diện của các nhóm tổn thương mới trong các chương trình trợ giúp xã hội, cứu trợ đột xuất sau thiên tai, thời tiết cực đoan, thảm họa thiên nhiên.

2014, ThS Ngô Văn Nam và nhóm nghiên cứu