Một số vấn đề về chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất

21/06/2015 00:00:00

Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất là một cấu phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam.

Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất là một cấu phần quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Chính sách này đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong những năm qua, hộ nghèo luôn nhận được Đảng và Nhà nước ta đầu tư nhiều chương trình, chính sách để phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. Chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất được thực hiện theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ những hộ nghèo ở 64 huyện nghèo. Cùng với các chính sách an sinh xã hội, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sảng xuất đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm nghèo.

Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu vốn để phát triển kinh tế gia đình từ đó có cơ hội cải thiện cuộc sống.

Đối tượng của chính sách ưu đãi tín dụng là những hộ nghèo nhóm đối tượng yếu thế của xã hội cần được trợ giúp. Chính sách đã thể hiện được quyền được bảo đảm về an sinh xã hội của người dân, đặc biệt là những người dân nghèo cần được trợ giúp an sinh xã hội để vươn lên thoát nghèo đảm bảo cuộc sống. Đối tượng của chính sách là hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống; hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6 triệu đồng/người/năm) trở xuống1.

Quy định về điều kiện vay vốn2 được ghi rõ trong văn bản pháp luật để bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng và hiệu quả của chính sách. Người vay vốn là người đại diện hộ gia đình nghèo có điều kiện như sau mới được vay vốn hộ nghèo: Hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban nhân dân (UBND) xã xác nhận trên danh sách; có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ; hộ nghèo phải tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn.

Đa số đối tượng sử dụng vốn để phát triển sản xuất và đủ tài chính để trả nợ nhưng vẫn còn một bộ phận không thể trả nợ được do không may gặp rủi ro trong sản xuất nên vẫn rơi vào nghèo đói.

Những hộ nghèo không được vay vốn gồm: những hộ không còn sức lao động; những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án; những hộ nghèo được chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động; những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp. Tuy nhiên, đứng về mặt quyền an sinh thì chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo đã loại trừ đối tượng nghèo không có khả năng lao động ra ngoài chính sách. Đối tượng này cần được bảo đảm quyền lợi bằng một chính sách an sinh xã hội khác.

Trong giai đoạn 2002-2014, đã có trên 21,4 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, trong đó có 3,2 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo.

Cùng với xu hướng tỷ lệ hộ nghèo giảm, số đối tượng thụ hưởng cũng giảm dần. Năm 2014 số đối tượng được vay chỉ còn bằng chưa đến 50% so với năm 2010 tương ứng tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 14,3% so với tỷ lệ hộ nghèo 2014 ước khoảng dưới 6%.

Chỉ tiêu Đơn vị

2010

2011

2012

2013

Ước  2014
Tỷ lệ hộ nghèo1 %

14,3

11,8

9,6

7,8

< 6

Số đối tượng được vay vốn  phát triển sản xuất2 Hộ 947.417 841.539

864.831

541.554

460.000

1 Nguồn: Bộ Lao động Thương binh Xã hội   2 Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội

Chế độ hưởng lợi của chính sách tín dụng ưu đãi phát triển hộ nghèo khá phù hợp với phương thức sản xuất kinh doanh của người nghèo

Mức vay của hộ nghèo tương đối phù hợp với phương thức sản xuất kinh doanh của hộ gia đình nghèo. Mức vay được Ngân hàng Nhà Nước cùng với các Bộ, ngành (LĐTBXH, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn) tính toán và đặt ra theo nhu cầu và phương án vay vốn của đối tượng: Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…, công cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tư làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản. Mức vay tối đa đã được tính trên cơ sở nhu cầu tiền vốn dùng để sản xuất kinh doanh nhỏ, chủ yếu sử dụng sức lao động của hộ nghèo.

Mức vay vốn đã tương đối đáp ứng như cầu vay vốn của hộ gia đình nghèo, đặc biệt trong lần điều chỉnh gần đây. Theo báo cáo của NHCSXH, mức vay bình quân của hộ nghèo cả nước vay vốn phát triển sản xuất khoảng 16,2 triệu đồng/hộ. Tại Quảng Nam mức vay bình quân của hộ nghèo cả nước vay vốn phát triển sản xuất khoảng 20 triệu đồng/hộ. Tại Bắc Giang mức vay bình quân của hộ nghèo cả nước vay vốn phát triển sản xuất khoảng 22,8 triệu đồng/hộ. Tại Bắc giang một số hộ nghèo vùng núi sẵn sàng vay mức tối đa là 50 triệu để trồng keo. Tại Quảng Nam, qua tham dò nhu cầu vay vốn của hộ nghèo chỉ khoảng dưới 10% hộ nghèo có khả năng làm kinh tế, có khả năng trả nợ dám vay mức tối đa. Đa số hộ nghèo chỉ dám vay mức 20 triệu để chăn nuôi heo, bò, họ còn e ngại khoảng nợ lớn khó trả nợ do rủi ro trong sản xuất. Tuy nhiên, mức vay tối đa trên chưa thể đáp ứng vốn cho người nghèo trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm như keo, trồng cà phê hoặc nuôi trâu.

Lãi suất cho vay cần được điều chỉnh linh hoạt hơn.Lãi suất cho vay được Ngân hàng Nhà Nước tính toán trên cở sở chỉ số kinh tế vĩ mô, điều kiện cho hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh và có tham vấn các Bộ, ngành (LĐTBXH, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Trước 1/10/2014, Nhà nước không tính lãi suất cho vay hộ nghèo tại các huyện nghèo gây tâm lý vay về mang gửi tiết kiệm, gây lãng phí vốn. Việc phải trả lãi suất sẽ tập cho người dân có ý thức quen dần với tính toán làm ăn, hội nhập với kinh tế thị trường. Hiện nay lãi suất lãi suất cho vay hộ nghèo tại các huyện nghèo bằng 50% mức lại suất cho vay hộ nghèo (3,6%/năm). Hiện nay lãi suất lãi suất cho vay hộ nghèo là 7,2%/năm.

Tuy nhiên, lãi suất tín dụng cho hộ nghèo hiện nay dường như ít tính ưu đãi hơn do chưa linh hoạt giảm lãi suất như các ngân hàng thương mại. Trong thời gian 2013-2014, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đã được điều chỉnh giảm đáng kể so với trước đây1, mặt bằng lãi suất cho vay ngân hàng thương mại hiện đã giảm. Lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7%- 9%/năm tại các ngân hàng thương mại Nhà nước. Trong khi đó, lãi suất cho vay đối với người nghèo được điều chỉnh nhưng chậm và không nhiều hiện từ 3,6-7,2%. Nếu so sánh với mức lãi vay của ngân hàng thương mại, mức lãi suất cho vay được Ngân hàng CSXH áp dụng đối với các đối tượng chính sách trong chương trình tín dụng thì mức ưu đãi rất thấp. 

Thời gian cho vay phù hợp với phương thức sản xuất kinh doanh của hộ nghè. Đa số hộ nghèo dùng vốn vay vào sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Thời gian từ khi bắt đầu đến khi thu hoạch được vào khoảng 3 đến 5 năm. Đây cũng là thời điểm hợp lý để họ bán sản phẩm để thu tiền trả nợ gốc cho Ngân hàng.

Công tác tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo phát triển sản xuất

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của NHCSXH được coi là mô hình đặc thù, khác biệt các Ngân hàng Thương mại Việt Nam ở Việt Nam và các nước trên thế giớiCơ cấu mô hình gồm 3 cấp (TW, tỉnh, huyện) đã và đang phối hợp với 4 tổ chức chính trị – xã hội (tổ chức Hội) phát huy sức mạnh tổng lực của hệ thống chính trị xã hội, chuyên môn nghiệp vụ và sức mạnh tiềm tàng từ nhân dânPhương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị – xã hội đã tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực cho NHCSXH và người vay vốn. Mô hình quản lý đã giảm được nhiều lao động trong biên chế bộ máy tác nghiệp vì đã có hàng vạn cán bộ, hội viên các tổ chức chính trị – xã hội, cán bộ chính quyền, cán bộ xoá đói giảm nghèo các cấp và hơn 200.000 tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế.

– Vẫn còn thiếu cán bộ tín dụng, đặc biệt tại những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng nhiều đối tượng do đó các cán bộ vẫn phải luân phiên hoặc 1 cán bộ phụ trách nhiều địa bàn. Mặc dù ngân hàng có chế độ xếp loại cán bộ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ (phân loại A, B, C) nhưng thực tế chênh lệch giữa các mức không cao nên cũng chỉ mang tính khuyến khích, động viên về mặt tinh thần.

– Trình độ quản lý, nghiệp vụ làm dịch vụ ủy thác của cán bộ tổ chức Hội đoàn thể trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của tổ viên còn hạn chế, công tác tập huấn của các tổ chức chính trị – xã hội cho cán bộ Hội, cho Tổ tiết kiệm và vay vốn còn chưa được nhiều, chưa chủ động.

Việc lập danh sách hộ nghèo được lập công khai minh bạch có quy trình rõ ràng cơ bản đã bao phủ đầy đủ đối tượng

Ban giảm nghèo xã/phường thực hiện lập danh sách hộ nghèo theo quy định của ngành LĐTBXH. Việc xác định như trên cơ bản đã xác đúng đối tượng hộ nghèo làm cơ sở lập được danh sách hộ nghèo trên địa bàn thực hiện chính sách. Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn có tiêu cực, sai sót trong xác định hộ nghèo. Việc bình chọn thông qua biểu quyết của thôn/bản nên có hiện tượng hộ có đông họ hàng anh em nên gia đình này không đáng hộ nghèo thì được nghèo, còn gia đình nghèo chưa chắc đã được xét hộ nghèo vì hết chỉ tiêu. Một số hộ gia đình không xem đói nghèo là nỗi buồn, mặc cảm để vươn lên, mà cứ muốn trông chờ vào sự giúp đỡ. Họ tìm đủ mọi cách để được vào diện hộ nghèo, cụ thể là các hộ có bố mẹ già thì tìm cách tách hộ, trong khi con của họ nhiều người có nhà cao cửa rộng; tìm cách tẩu tán, gửi bớt tài sản đi để được chấm điểm trong diện hộ nghèo; thậm chí hộ gia đình 2 vợ chồng trẻ, nuôi con nhỏ cũng trong diện hộ nghèo, trong khi đó lao động phổ thông ở nông thôn bây giờ mỗi tháng cũng kiếm được vài triệu đồng….

Quy trình cho vay đối với hộ nghèo tương đối phù hợp và thông tin minh bạc.

Quy trình chi vay có sự kết hợp chặt chẽ của NHCSXH, hội đoàn thể, chính quyền địa phương nên đã cho vay đúng tượng. Việc cho vay tại điểm giao dịch xã đã tạo thuận lợi cho người dân được vay vốn dễ dàng. Đối tượng vay vốn được niêm yết công khai ngay tại trụ sở UBND xã, thông tin và các quy định, hướng dẫn cụ thể, minh bạch. Người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH trướcsự chứng kiến của Hội đoàn thể, tổ trưởng Tổ TK&VV và chính quyền xã đã tạo điều kiện để mọi người dân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH. Nhờ đó đã hạn chế được việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô lợi dụng tiền vốn.

Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện nghiêm túc bảo đảm cho vay đúng đối tượng và sử dụng vốn đúng mục đích

Quốc hội là cơ quan cao nhất thực hiện giám sát tình hình thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo.

Mặt khác, công tác giám sát được thực hiện ở các cấp. Trong nội bộ NHCSXH, ban kiểm soát ở các cấp thực hiện kiểm tra giám sát nội bộ. Người dân, các hội đoàn thể, và Chính quyề xã giám sát, kiểm tra các hoạt động tại xã.

Hàng năm, NHCSXH tổ chức đoàn kiểm tra gồm các thành viên hội đồng quản trị kiểm tra tình hình thực hiện chính sách tín dụng. Bộ LĐTBXH cũng tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thực hiện cnh sách giảm ngheò trong đó có CS tín dng tại các tỉnh.

Nội dung giám sát, kiểm tra là thông tin về đối tượng và tình hình sử dụng vốn, trả lãi, trả nợ của đối tượng đối tượng được NHCSXH quản lý tốt trên hệ thống máy tính.

Việc giám sát, kiểm tra vay vốn có đúng là hộ nghèo không, sử dụng vốn đúng mục đích được thực hiện bởi tổ TK&VV có báo cho chính quyền xã và NHCSXH.

Công tác kiểm tra, giám sát, thống kê lập báo cáo của NHCSXH rất tốt có thông tin đầy đủ, kịp thời và chi tiết đảm bảo cho vay đứng đối tượng

Tuy nhiên việc cập nhật theo dõi tại Chính quyền xã chủ yếu là thủ công. Chưa có cơ chế dùng chung thông tin của NHCSXH và Chính quyền Xã và Bộ LĐTBXH. Chỉ số về số đối tượng vay vốn thoát nghèo cũng khó cập nhật vì hàng năm phải thông qua rà soát hộ nghèo mới phát hiện ra hộ vay vốn thoát nghèo.

Xử lý nợ xấu

Hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2014 là 0,73% có xu hướng giảm so với năm 2010 (là 1,31%), tỷ lệ không trả được nợ khá thấp (năm 2014 là 0,84. Nếu so sánh tỷ lệ này với các ngân hàng thương mại, có thể nói đây là một kết quả rất tốt.

Nguyên nhân về việc có hiện tượng nợ xấu là do: Người nghèo hạn chế về trình độ chuyên môn nên sử dụng vốn chưa hiệu quả; Vốn thường được hộ gia đình đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ và phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên ảnh hưởng rất nhiều vào rủi ro tự nhiên, thiên tai, dịch bệnh; Người nghèo tại vùng sâu vùng xa khó tiếp cận với thị trường, dù có vốn chăn nuôi trồng trọt, nhưng khó bán sản phẩm ra thị trường để thu hồi được vốn trả nợ ngân hàng.

Một số kiến nghị

Điều chỉnh cơ chế tạo lập vốn cho NHCSXH theo phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm”, tức là nguồn vốn được tạo lập từ các nguồn. Đề nghị Quốc hội quy định một tỉ lệ nhất định từ nguồn vượt thu ngân sách Trung ương hàng năm để bổ sung nguồn vốn cho vay các chương trình tín dụng chính sách.

Điều chỉnh, bổ sung kịp thời vào danh sách thuộc diện nghèo của địa phương, để đảm bảo các hộ nghèo mới phát sinh được được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời.

Các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác phối hợp thực hiện cùng với chính sách đào tạo, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để tạo điều kiện cho hộ nghèo được phổ biến kiến thức, cách thức sản xuất, chuyển giao kỹ thuật…

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách đảm bảo vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả.

Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục cải tiến thủ tục vay vốn; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc duy trì và thực hiện nghiêm túc công tác giao dịch lưu động tại xã, đảm bảo việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm… Nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị nhận uỷ thác và Tổ TK&VV. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã – xã hội các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, củng cố hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn.

ThS. Nguyễn Bích Ngọc, ThS. Phạm Thị Bảo Hà