Xu hướng người có công, trợ giúp xã hội, giảm nghèo và phòng chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2004-2014 và giai đoạn 2015-2020

08/07/2015 00:00:00

giảm nghèo và phòng chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2004-2014 và giai đoạn 2015-2020

Mục tiêu

  • Rà soát, đánh giá hệ thống chính sách NCC, TGXH, giàm nghèo và Phòng chống TNXH trong giai đoạn 2003-2013.
  • Phân tích thực trạng thực hiện chính sách NCC, TGXH, giàm nghèo và Phòng chống TNXH trong giai đoạn 2003-2013.

Dự báo xu hướng giai đoạn 2014-2020 và đề xuất một số giải pháp cải thiện hệ thống chính sách nêu trên phù hợp, hiệu quả.

Những phát hiện chính

  • Đối với chính sách NCC: Tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, mở rộng diện thụ hưởng và giải quyết cơ bản những trường hợp còn tồn đọng. Nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công phù hợp với lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu.
  • Đối với chính sách TGXH: Cần nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng, nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước. Đến năm 2015, có trên 2,7 triệu người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên chiếm gần 3 % dân số (trong đó, số người cao tuổi hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên là 1,3 triệu người, chiếm 33% số người cao tuổi).
  • Đối với chính sách giảm nghèo: Việc bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo được thực hiện theo hai hướng: một là, hỗ trợ hộ nghèo có việc làm với thu nhập ngày càng tăng để thoát nghèo, đạt thu nhập tối thiểu và nâng cao thu nhập; hai là, hỗ trợ tiền mặt để bảo đảm thu nhập tối thiểu. Hướng tới bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân. Hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo tìm được việc làm ổn định, có thu nhập hợp lý hoặc phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Đối với Phòng chống tệ nạn xã hội: Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCTNXH, nhân rộng các mô hình hỗ trợ đối tượng tái hòa nhập cộng đồng thông qua tạo việc làm, tham gia hoạt động xã hội…Đánh giá cụ thể về kết quả cai nghiện tại cộng đồng để tiếp tục đề xuất giải pháp phù hợp tình hình mới.

Giải pháp, khuyến nghị

  • Đối với chính sách NCC: Đổi mới các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong phong trào chăm sóc người có công, đưa các chương trình tình nghĩa, xã hội hóa thành nguồn lực chăm lo đời sống người có công; Hoàn thiện hành lang pháp lý và chất lượng của cơ quan quản lý các cấp; Phát triển và nhân rộng mô hình người có công giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tiếp tục ưu đãi vay vốn, tạo điều kiện ưu đãi trong tạo việc làm; Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để phổ biến chính sách, nhân rộng các điển hình tiên tiến, kết nối thông tin phục vụ xác định danh tính hài cốt liệt sĩ,…
  • Đối với chính sách TGXH: Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện hưởng trợ giúp xã hội; Rà soát tổng thể các chính sách hỗ trợ hiện hành; xây dựng một gói trợ cấp chung cho các hộ gia đình, người dân thuộc diện thụ hưởng; Hoàn thiện tiêu thức và qui trình xác định người hưởng, hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội; xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hợp nhất và tăng cường chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan phục vụ giám sát, đánh giá và tự báo cáo; Đổi mới hệ thống chi trả, tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý nhà nước với hệ thống dịch vụ chi trả
  • Đối với chính sách giảm nghèo: Đổi mới nhận thức về nghèo đói; nghèo đói được nhìn nhận đa chiều, dựa vào thu nhập và các điều kiện và môi trường sinh sống khác; Tập trung hỗ trợ bộ phận người nghèo có việc làm, tăng thu nhập, có khả năng vươn lên thoát nghèo, người mới thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo, người dân tộc thiểu số; Tách đối tượng nghèo kinh niên sang hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; Hoàn thiện việc theo dõi, giám sát và đánh giá các chương trình giảm nghèo; Ban hành bộ chỉ số theo dõi, giám sát nghèo đói một cách đơn giản, khả thi và hướng dẫn quy trình thu thập thông tin, xử lý thông tin; đảm bảo chia sẻ thông tin giữa các ngành và các cấp; Đảm bảo sự tham gia toàn diện của người dân trong quá trình thực hiện các chương trình giảm nghèo.

Đối với chính sách Phòng chống TNXH: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCTNXH, xây dựng các Luật có liên quan đến công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, phát triển các mô hình hỗ trợ đối tượng tái hòa nhập cộng đồng thông qua tạo việc làm, tham gia hoạt động xã hội…/.

2014, TS Bùi Sỹ Tuấn và nhóm nghiên cứu