Lĩnh vực Dân số, Lao động, Việc làm

02/06/2015 00:00:00

1/4/2011, dân số Việt Nam là 87

Print Friendly

Tính đến 1/4/2011, dân số Việt Nam là 87.610.947 người, trong đó dân số thành thị hiếm 30,6%, dân số nông thôn chiếm 69,4%; nam có 43.347.731 người (chiếm 49,5%), nữ có 4.263.216 người (chiếm 50,5%). Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có quy mô dân số lớn  hất, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên là vùng có quy mô dân số ít nhất (Xem phụ lục 1).

Trung bình mỗi năm, dân số Việt Nam tăng gần 1 triệu người và cũng có hoảng 1 triệu người gia nhập lực lượng lao động, điều này tạo ra áp lực khá lớn cho vấn đề tạo việc làm mới cho người lao động. Cơ cấu dân số Việt Nam thuộc nhóm “cơ cấu dân số trẻ”, số người thuộc nhóm dưới tuổi chiếm 31,8%, trong đó nhóm dưới 15 tuổi, chiếm 24,1 %.
Bảng 1: Cơ cấu dân số chia theo giới tính và nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Tổng số
Nam
Nữ
Tổng số
100,0
100,0
100,0
0-4
8,0
8,5
7,5
5-9
7,9
8,3
7,4
10-14
8,2
8,6
7,7
15-19
9,2
9,5
8,8
20-24
8,5
8,6
8,4
25-29
8,5
8,6
8,5
30-34
7,9
7,9
7,8
35-39
7,6
7,7
7,5
40-44
7,3
7,2
7,3
45-49
6,8
6,8
6,7
50-54
6,2
5,9
6,5
55-59
4,2
4,1
4,4
60-64
2,8
2,7
3,2
65 trở lên
6,9
5,6
8,3
Nguồn: Điều tra biến động dân số – kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011, Tổng cục Thống kê.
Tháp dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, 2011
Trong số dân số từ 15 tuổi trở lên, số chưa tốt nghiệp tiểu học và mù chữ chiếm 17,27%. Trình độ học vấn của dân số từ 15 tuổi trở lên có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông thôn trong các cấp độ học vấn, ở trình độ học vấn càng cao, sự chênh lệch càng nhiều.
LLLĐ trong độ tuổi lao động: nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi. LLLĐ bao gồm những người đang có việc làm và những người thất nghiệp. Tính đến thời điểm 1/7/2011, Việt Nam có 51.326 nghìn người từ 15 tuổi trở lên thuộc LLLĐ, chiếm 58,4% tổng dân số, trong đó nữ 48,3% và nam chiếm 51,7%. LLLĐ chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (71,5%).
2.2. Lực lượng lao động
Ở Việt Nam có 2 chỉ tiêu thống kê về LLLĐ:
LLLĐ nói chung: là LLLĐ từ 15 tuổi trở lên.
Bảng 2: LLLĐ phân theo thành thị/nông thôn và vùng kinh tế – xã hội
Nơi cư trú/ Vùng kinh tế – xã hội
LLLĐ
(1000
người)
Tỷ lệ (%)
Tổng
số
Nam
Nữ
Cả nước
51.326
100,0
100,0
100,0
Thành thị
14.643
28,5
28,6
28,4
Nông thôn
36.683
71,5
71,4
71,6
Vùng kinh tế – xã hội
Trung Du và Miền núi Phía Bắc
7.076
13,8
13,4
14,2
Đồng Bằng Sông Hồng
11.371
22,2
21,5
22,8
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung
11.092
21,6
21,2
22,0
Tây Nguyên
3.068
6,0
6,0
6,0
Đông Nam Bộ
8.398
16,3
16,7
16,0
Đồng Bằng Sông Cửu Long
10.320
20,1
21,2
19,0

Nguồn: Báo cáo Điều tra Lao động – Việc làm 6 tháng đầu năm 2011, Tổng cục Thống kê

LLLĐ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Đồng Bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Như vậy, khu vực nông thôn và ba vùng kinh tế – xã hội này là những nơi cần có các chương trình khai thác nguồn lực lao động, đào tạo nghề và tạo việc làm trong những năm tới.
Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 76,5%. Tỷ lệ tham gia LLLĐ chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ (81,3% của nam so với 72,0% của nữ), và không đồng đều giữa các vùng.
Trong khi tỷ lệ tham gia LLLĐ cao nhất ở hai vùng miền núi là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (84,2% và 83,4%), thì tỷ lệ này lại khá thấp ở các vùng khác (khoảng 75-77%). Có khoảng 14% LLLĐ chưa tốt nghiệp tiểu học, trong đó có 4% chưa bao giờ đi học (mù chữ).
Hình 2: LLLĐ chia theo thành thị/nông thôn và trình độ học vấn năm 2010

image003.jpg

Chung
Thành thị
Nông thôn
□ KXĐ
0.22
0.18
0.23
□ Đại học trở lên
5.67
15.52
1.92
□ Cao đẳng
1.65
2.79
1.21
□ Cao đẳng nghề
0.30
0.56
0.20
□ Trung cấp chuyên nghiệp
3.42
5.63
2.57
□ Trung cấp nghề
1.69
3.17
1.13
□ Trung học phổ thông
12.78
18.84
10.46
□ Sơ cấp nghề
1.95
3.16
1.49
□ Trung học cơ sở
32.61
25.23
35.42
□ Tiểu học
24.39
17.27
27.11
□ Chưa tốt nghiệp Tiểu học
11.32
6.23
13.26
□ Chưa đi học
4.01
1.42
5.00

Nguồn: Điều tra Lao động – Việc làm năm 2010, Tổng cục Thống kê