Cải cách chính sách tiền lương và phát triển thị trường lao động giai đoạn 2016-2020

03/08/2015 00:00:00

Cải cách chính sách tiền lương và phát triển thị trường lao động giai đoạn 2016-2020

 

Mục tiêu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng tiền lương và thị trường lao động giai đoạn 2011 – 2015 qua đó đề xuất giải pháp cải cách tiền lương và phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020.

Những phát hiện chính

Về tiền lương

  • Một số kết quả đạt được: (i) Chính sách tiền lương tối thiểu dần được hoàn thiện; (ii) Cơ chế tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp được cải thiện theo hướng tăng quyền tự chủ của doanh nghiệp; (iii) Bước đầu tạo điều kiện để thúc đẩy thương lượng tiền lương.
  • Những tồn tại/ hạn chế: (i) Mức lương tối thiểu thấp, chưa đạt nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ; (ii) Tiền lương trong các doanh nghiệp chưa gắn chặt với năng suất, chất lượng, hiệu quả; (iii) Cơ chế thỏa thuận về tiền lương còn hình thức;
  • Nguyên nhân: (i) Khung khổ pháp lý về tiền lương và quan hệ lao động còn bất cập; (ii) Năng lực thương lượng, thỏa thuận về tiền lương của các chủ thể còn yếu; (iii) Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan quản lý chưa thường xuyên; (iv) Hệ thống thông tin tiền lương còn thiếu.

Về thị trường lao động

  • Các thành tựu cơ bản: (i) Hệ thống khung khổ pháp lý tiếp tục tạo điều kiện cho TTLĐ phát triển; (ii) Chất lượng cung, cầu lao động được cải thiện; (iii) Kết nối cung- cầu lao động có chuyển biến; (iv) Quản trị thị trường lao động có bước phát triển.
  • Những yếu kém chính: (i) Bất cập ngày càng lớn giữa qui mô và cấu trúc chất lượng “cung-cầu” lao động; (ii) TTLĐ bị chia cắt, phân mảng lớn; (iii) Đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương đông nhưng chưa được hỗ trợ kịp thời
  • Nguyên nhân chủ yếu: (i) Khung khổ pháp lý cho TTLĐ hoạt động chậm đổi mới; (ii) Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của TTLĐ; (iii) Cơ sở hạ tầng của TTLĐ còn yếu kém và chưa phát triển đồng bộ; (iv) Chưa thiết lập hệ thống quan hệ lao động hiện đại, dựa vào cơ chế đối thoại, thương lượng hiệu quả giữa các đối tác xã hội.

Giải pháp, khuyến nghị

Giải pháp cải cách tiền lương

  • Hoàn thiện thể chế, chính sách và tăng cường quản lý nhà nước.
  • Thực hiện tính đủ tiền lương tối thiểu.
  • Xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng và thỏa thuận về tiền lương giữa các bên về QHLĐ trong doanh nghiệp một cách thực chất, tránh hình thức.
  • Nâng cao năng lực đại diện của các bên quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

Giải pháp phát triển thị trường lao động

  • Hoàn thiện thể chế, chính sách và tăng cường quản lý nhà nước.
  • Phát triển việc làm đầy đủ và bền vững.
  • Xây dựng quan hệ lao động hài hòa.
  • Tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực.
  • Gắn kết cung- cầu lao động.
  • Hỗ trợ các nhóm yếu thế và bảo đảm an sinh xã hội.

PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc và nhóm nghiên cứu

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

(hình ảnh: sưu tầm)