Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới chính sách trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020

10/07/2015 00:00:00

Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới chính sách trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020

 

Mục tiêu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về trợ giúp xã hội, đánh giá thực trạng chính sách trợ giúp xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 đề tài sẽ khuyến nghị các giải pháp và điều kiện đổi mới chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với điều kiện của Việt nam trong giai đoạn 2015 – 2020.

Những phát hiện chính

  • Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên đã góp phần quan trọng ổn định, từng bước cải thiện đời sống cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biện khó khăn. Hiện nay, có hơn 2,54 triệu người đang được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên.
  • Các cơ sở bảo trợ xã hội ngày càng phát triển và có sự tham gia tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc các đối tượng; các mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng đang được triển khai. Đến nay, cả nước có 402 cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó có 169 cơ sở công lập; nuôi dưỡng, chăm sóc 41.434 đối tượng; tổng số cán bộ, nhân viên khoảng 15.000 người
  • Công tác cứu trợ đột xuất đã được triển khai tương đối kịp thời. Từ năm 2006 đến 2013, Trung ương đã hỗ trợ địa phương 424.222 tấn gạo và 6.605 tỷ đồng để cứu trợ đột xuất.
  • Các tồn tại: Mức chuẩn để tính mức trợ cấp còn thấp, mới bằng 45% so với chuẩn nghèo, bằng 20% so với mức sống tối thiểu, chưa bảo đảm nhu cầu trợ cấp của đối tượng. Mức trợ giúp đột xuất thấp, mới chỉ bù đắp được khoảng 10% thiệt hại của hộ gia đình.

Công tác xác định đối tượng cũng như chi trả cũng còn nhiều bất cập. Mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội vẫn còn hạn chế về số lượng, chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu trợ giúp của các đối tượng. Công tác xã hội hóa chậm phát triển, khu vực tư nhân, đối tác xã hội chưa tham gia nhiều vào triển khai hoạt động chăm sóc đối tượng; Công tác giám sát, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, khó kiểm soát và điều phối các nguồn hỗ trợ từ cộng đồng và các đối tượng cần trợ cấp.

Giải pháp, khuyến nghị

  • Chính sách TGXH cần tập trung vào đối tượng hưởng lợi: Chính sách trợ giúp xã hội tiến tới tiếp cận trên quyền và phương thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu của đối tượng nhưng phải bảo đảm khuyến khích tính độc lập, năng động và tự xác định.
  • Chính sách đổi mới cần tạo môi trường và điều kiện để cho mọi tầng lớp người dân trong xã hội đều có thể tham gia vào hoạt động trợ giúp (cung cấp dịch vụ hoặc sự tham gia của đối tượng xã hội vào quá trình cung cấp dịch vụ trợ giúp, giảm thiểu các rào cản,…)
  • Các chính sách cần có cơ chế khuyến khích các đối tác xã hội tham gia vào hoạt động trợ giúp xã hội.

Chính sách của Nhà nước về TGXH phải đưa ra các chuẩn mực (tối thiểu) qua đó thực hiện việc quản lý. Mô hình quản lý hệ thống đang được phát triển theo hướng phân cấp và trao quyền cho các cơ quan địa phương.

2014, ThS Đỗ Thị Thanh Huyền – Phòng Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội