Khảo sát thực trạng hỗ trợ an sinh xã hội tại Thanh Hóa

10/07/2015 00:00:00

Khảo sát thực trạng hỗ trợ an sinh xã hội tại Thanh Hóa

Những phát hiện chính

  • Các căn cứ, bằng chứng thực tế phục vụ việc thiết kế các chính sách thuộc lĩnh vực An sinh xã hội hội hiện nay chưa thực sự tốt, 50% số người được hỏi trả lời cần phải cải thiện và cải thiện nhiều về vấn đề này, trong khi đánh giá ở mức độ tốt chỉ có 15% và khá là 28%.
  • Tính khả thi về mặt tài chính khi của chính sách hiện nay là vấn đề cần cải thiện hơn nữa, có đến 43% số người được hỏi đánh giá “Cần phải cải thiện và Cần phải cải thiện nhiều”.
  • Vẫn có một số ý kiến cho rằng cần có chính sách đồng bộ về An sinh xã hội trên cơ sở đảm bảo quyền tiếp cận cho mọi người dân.
  • Sự phối hợp giữa Bộ với Sở, kết quả từ cuộc khảo sát đánh giá ở mức khá (55%), có 22.5% đánh giá ở mức cần phải cải thiện và 2.5% đánh giá ở mức cần phải cải thiện nhiều.
  • Công tác thực hiện ở cấp Sở, được đánh giá có chiều hướng tốt (36.7%) và khá (43.3%). Với cấp cơ sở cần có cải thiện về chế độ đãi ngộ và năng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp thực thi.
  • 5% đánh giá khá đối với năng lực của đội ngũ cán bộ liên quan đến chính sách ASXH cấp Bộ LĐTB&XH, 17% cho rằng cần phải cải thiện thêm.
  • Đối với cấp địa phương năng lực của cấp Sở LĐTBXH có mức độ thấp hơn (45% đánh giá đạt khá), còn cơ bản đã nắm bắt và triển khai được chính sách ở địa phương, tuy nhiên một số kỹ năng chưa được tốt, trong đó đặc biệt là “kỹ năng tin học” với cán bộ cấp xã/phường, vùng sâu vùng xa.
  • Cơ bản ở địa phương đã rà soát theo quy trình, các chính sách cơ bản đã được thông tin kịp thời, hạn chế tình trạng bỏ sót đối tượng, tuy nhiên cũng có những trường hợp chưa được hưởng do một số nguyên nhân như: lọt đối tượng do văn bản hướng dẫn, đối tượng không hoàn thiện được hồ sơ, đối tượng bị thất lạc các giấy tờ xác minh…

Cán bộ cấp thôn, xã là kênh thông tin chính đưa chinh sách đến với cộng đồng và người hưởng lợi. Các đối tượng cũng đề xuất một số kiến nghị về thủ tục hồ sơ như: Đơn giản hóa về mặt thủ tục, quy trình (59.4%), Quy định về việc xác nhận hồ sơ cần phải cụ thể hơn nữa (40.6%) và cần tăng cường hướng dẫn cụ thể và tuyên truyền, thời gian xét duyệt cần nhanh hơn.

Giải pháp, khuyến nghị

  • Lồng ghép các chính sách An sinh xã hội để có được một hệ thống chính sách đồng bộ, đảm bảo quyền lợi tiếp cận của người dân và giảm tải công tác chuyên môn cho cán bộ cấp cơ sở.
  • Hình thành ban điều phối các hoạt động về lĩnh vực ASXH ở cấp trung ương, có quy định rõ ràng, cụ thể cho từng cơ quan, tổ chức để tránh sự chồng chéo trong chức năng và hoạt động cụ thể. Bảo đảm sự phù hợp, tăng tính hiệu quả và minh bạch trong các dự án, chương trình An sinh xã hội.
  • Cần sớm xây dựng một hệ thống thông tin quản lý đối tượng thống nhất và duy nhất phục vụ cho tất cả các chương trình, chính sách An sinh xã hội và Giảm nghèo của Việt Nam.

Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn, đào tạo lại cho cán bộ thực hiện chính sách ASXH ở các cấp, nhằm nâng cao năng lực, cập nhật chính sách thường xuyên cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi chính sách ASXH tại địa phương. Nâng mức đãi ngộ và có cơ chế hỗ trợ với cán bộ làm công tác khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực đặc biệt khó khăn.

2013, TS Bùi Sỹ Tuấn, Trưởng phòng Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội và nhóm nghiên cứu

Dự án hỗ trợ an sinh xã hội Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế CHLB Đức – GIZ